Với văn hóa thờ cúng Thần Tài Thổ Địa luôn sẽ có bài vị chữ Hán trên bàn thờ, vì thế có nhiều người chưa hiểu được ý nghĩ trong bài vị là gì. Hãy cùng Bàn Thờ Phúc Lộc tìm hiểu lời giải đáp nhé !
Ý nghĩa của bài vị chữ Hán
Trên các hầu hết các bàn thờ Thần Tài đều có bài vị với 5 dòng chữ Hán được đặt phía sau là tượng trưng cho 5 vị thần khác nhau.
Hiện nay, có rất nhiều hình thức cũng như mẫu mã đa dạng trong văn tự của bài vị nhưng vẫn không thay đổi về ý nghĩa của bài vị.
Vậy để hiểu thêm về ý nghĩa của chữ Hấn trên bài vị hãy cùng Bàn Thờ Phúc Lộc tìm câu trả lời nhé !
聚寶堂 – Vật Hoa Thiên Bảo: nghĩa là tinh hoa của vạn vật đều là báu vật của Trời ban
五方五土龙神 – Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Thần: với ý nghĩa chư vị Long Thần của 5 phương và ngũ hành.
前后地主财神 – Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần: có thể hiểu là Linh chủ đất/Thần tài (đời trước và đời sau)
人杰地灵时 – Nhân kiệt, địa linh thời: nghĩa là đất linh thiêng (tất) sinh ra người kiệt xuất
銀樹正開花 – Ngân Thụ Chánh Khai Hoa hay Tiên Cô Tiên Hữu Tri Thần Vị: nghĩa là cây bậc hữu thần thức nở hoa
Bài vị chữ Hán trên bàn thờ Thổ Địa được biết đến với nội dung tập trung vào 3 dòng Hán tự ở giữa với mục đích nhắc đến tên của vị thần mà gia chủ đang thờ chính là: Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần và Tiền hậu địa chủ tài thần.
Ngoài ra là các vị thần chuyên trấn tại 5 năm và thần tại địa mạch của ngôi nhà đó theo ngũ hành ở các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung Ương. Trong đó với 5 vị thần tại Ngũ Phương gồm: Hoàng Đế (hướng Trung Ương), Bạch Đế (hướng Bắc), Hắc Đế (hướng Bắc), Thanh Đế (hướng Đông) và Xích Đế (hướng Nam).
Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần bao gồm 5 vị thần hộ trì cho gia chủ sinh sống tại mảnh đất là:
Thần Thổ Công: chủ thần nền nhà
Thổ Thần: cai quản khu đất
Môn Khẩu Thổ Địa Tiếp Dẫn Thần Tài: thần cai quản cửa cổng tiếp dẫn vị Thần Tài vào nhà gia chủ
Thần Thổ Phủ: bảo hộ kho lương thực
Thần Thổ Kỳ: vị thần cai quản mặt đất
Còn lại là Tiền hậu địa chỉ thần tài gồm 2 vị thần là Tiền Địa Chủ Thần Tài và Hậu Địa Chủ Thần Tài.
Trong đó Tiền Địa Chủ Thần Thần Tài là vị thần cai quản phần đất phía trước ngôi nhà, dân gian vẫn truyền miệng nhau rằng nếu gia chủ thờ vị Thần này sẽ thể hiện được tư nguyện báo đáp công đức “uống nước nhớ nguồn”. Cuối cùng là Hậu Địa Chủ là chủ thần cai quản đất phía sau, ngài cũng được biết đến là vị Thần mà mỗi gia đình có ban thờ Thần Tài đang thờ hiện nay.
Lưu Ý Về Bài Vị Chữ Hán Trên Bàn Thờ Thần Tài Thổ Địa
Thờ cúng bàn thờ Thần Tài Thổ Địa hiện không chỉ phổ biến ở các hộ gia đình mà còn được đặt tại nhiều cơ sở kinh doanh cho đến các doanh nghiệp lớn. Chính vì thế, hầu hết vào khoảng cuối năm gia chủ sẽ tiến hành lau dọn vệ sinh lại bàn thờ Thần Tài Thổ Địa và dưới đây là những lưu ý khi lau dọn bài vị chữ Hán trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa:
Khấn xin làm thủ tục bao sái trước khi lau dọn bài vị cũng như ban thờ Thần Tài
Sử dụng nước ngũ vị hương hoặc nước quế pha loãng để lau bài vị chữ Hán, sau đó lau lại bằng một khăn khô.
Lau dọn xong tránh để lệch bài vị, hay để xuống đất
Vị Trí Đặt Bài Vị Chữ Hán
Xác định vị trí đặt bàn thờ Thần Tài rất quan trọng, bởi như đã nói ở trên bài vị có nội dung ghi lại tên của các chư vị thần linh gia đình đó thờ cúng, chính vì thế mà không thể qua loa.
Sau khi cùng Bàn Thờ Phúc Lộc hiểu hơn về bài vị chữ Hán, bài vị nên để sát vào trong cùng của ban thờ và cùng hướng với bàn thờ. Đặc biệt hướng của bài vị nên hướng ra ngoài cửa chính của ngôi nhà để nạp khí tốt lành, đồng thời hóa giải một phần khí hung họa không lành.
Ngoài ra vị trí đặt bài vị chữ Hán trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa cũng tuân thủ theo nguyên tắc “Nhất vị, nhì thế, tam hướng” trong phong thủy.
Xem thêm 12 Mẫu Bàn Thờ Thần Tài Thổ Địa